Liên kết website

Thống kê truy cập

Thông tin chỉ đạo điều hành

Đồng chí Ly Mí Lử - Trưởng Ban Dân vận Tỉnh ủy dự Lễ cúng Thần rừng Thôn Ma Lù Súng xã Bản Nhùng

02/08/2016 00:00 281 lượt xem

Ngày 23 tháng 3 năm 2016, thôn Ma Lù Súng xã Bản Nhùng huyện Hoàng Su Phì tổ chức Lễ cúng Thần rừng. Đến dự có đ/c Ly Mí Lử - UV BTV Tỉnh ủy, Trưởng Ban Dân vận Tỉnh ủy; đ/c Hoàng Hải Lý - UV BCH Tỉnh ủy, Bí thư Huyện ủy; Đồng chí Phượng Quang Lớ - Phó chủ tịch HĐND cùng các đồng chí Thường trực Huyện ủy, Lãnh đạo các ban, ngành, đoàn thể huyện; lãnh đạo các phòng, ban huyện; lãnh đạo UBND xã Bản Nhùng và nhân dân trong thôn.

   Lễ cúng Thần rừng được tổ chức tại một ngôi miếu nhỏ nằm giữa khu rừng già thuộc thôn Ma Lù Súng, ngôi miếu được nhân dân dựng lên để thờ, cúng Thần rừng(tiếng dân tộc Nùng là “Đông Căm” hay còn gọi là “Đông Chứ”), theo quan niệm của người Nùng thì Thần rừng được coi là một vị thần linh thiêng luôn che chở cho dân làng trong cuộc sống hàng ngày.

(Đ/c Ly Mí Lử - UV BTV Tỉnh ủy, Trưởng Ban Dân vận Tỉnh ủy cùng các đồng chí lãnh đạo huyện tới dự Lễ cúng Thần rừng)

Theo phong tục, cứ đến tháng 2 âm lịch và tháng 7 âm lịch vào ngày Thìn hàng năm, nhân dân trong thôn tiến hành tổ chức lễ cúng Thần rừng. Khu rừng có miếu thờ Thần rừng được nhân dân gọi là khu rừng cấm,  mọi người dân trong thôn đều ý thức được những điều cấm kỵ như không được chặt phá rừng, không chặt cây, bẻ cành cây, lấy củi, nói tục, nói bậy, săn bắt thú, làm việc xấu, vệ sinh trong rừng…

(Thầy cúng đang thực hiện nghi thức cúng Thần rừng)

Lễ cúng Thần rừng thường được diễn ra trong vòng một ngày, các lễ, vật để cúng được nhân dân trong thôn cùng nhau đóng góp. Trong lễ cúng Thần rừng, trên bàn thờ  chính gồm có 3 bát hương cùng các  lễ vật như đầu trâu hoặc đầu lợn, thịt ngan, thịt gà, rượu, cơm…Sau khi dâng đầy đủ các lễ, vật, đến giờ tốt thầy cũng thắp 5 nén nhang vào mỗi bát hương trên bàn thờ và đọc bài cúng mời các vị thần linh trong khu rừng cấm về dự lễ cúng của dân làng đồng thời cầu mong các thần linh phù hộ cho nhân dân trong thôn sức khỏe, mùa màng tươi tốt, bội thu…

(Khu rừng cấm với rất nhiều cây cổ thụ có đường kính rộng tới 2 - 3 người ôm, có độ tuổi hàng trăm năm được nhân dân bảo vệ rất tốt)

Đây là một hoạt động mang đậm nét văn hóa dân tộc và mang nhiều ý nghĩa nhân văn sâu sắc, đó là ý nghĩa giáo dục nhân dân nâng cao ý thức  bảo vệ rừng, bảo vệ môi trường sống, bảo vệ thiên nhiên xung quanh con người. Với ý nghĩa đó tục cúng rừng của dân tộc Nùng là một trong những nét văn hóa truyền thống tốt đẹp cần bảo tồn và phát huy./.

Hoàng Tuyến - CBVH xã Bản Nhùng


Tin khác