Liên kết website

Thống kê truy cập

Giới thiệu

Tổng quan về xã Bản Máy huyện Hoàng Su Phì tỉnh Hà Giang

27/06/2017 00:00 114 lượt xem

Ngày 13/06/2017

 

Xã Bản Máy là một trong 3 xã biên giới của huyện Hoàng Su Phì. Đây là địa bàn cư trú có từ lâu đời với tổng số hộ trong toàn xã là 448 hộ = 2.287 nhân khẩu, 5 dân tộc anh em cùng nhau sinh sống bao gồm: Tày 95 hộ = 443 NK, Nùng 38 hộ = 191 NK, Mông 60 hộ = 381 NK, Phù Lá 35 hộ = 173 NK, La Chí 220 hộ = 1.095 NK. Xã Bản Máy là một những xã trong toàn huyện có điều kiện tự nhiên khắc nhiệt, thuộc xã đặc biệt khó khăn của huyện.

1. Vị trí địa lý.

Xã Bản Máy là một xã biên giới của huyện Hoàng Su Phì cách trung tâm huyện 28 km. Phía Bắc giáp Trung Quốc, phía Tây giáp xã Nàn Xỉn huyện Xín Mần, phía Nam giáp xã Bản Phùng, phía Đông giáp xã Thàng Tín, xã Chiến Phố.

Về địa chính hành giới: Toàn xã có tổng số 04 thôn bản gồm: Bản Máy, Tả Chải, Lủng Cẩu, Bản Pắng.

2. Điều kiện tự nhiên.

          Một số địa hình của xã Bản Máy nằm trên lưu vực thượng nguồn suối Đỏ và có chiều dài đường biên giới 19,160 km, có kết cấu địa hình rất phức tạp chủ yếu là đồi núi dốc bị nhiều khe chia cắt nên giao thông đi lại gặp nhiều khó khăn, vào mùa mưa hay xảy ra sạt lở đất. Toàn xã có tổng diện tích đất tự nhiên là 3.080,65ha. Trong đó đất đất sản xuất 306,66ha, đất lâm nghiệp là 2.619,53ha, đất khác là 154,46ha.

          3. Kinh tế.

Theo thống kê đến cuối năm 2016, tỷ lệ hộ nghèo trên địa bàn xã chiếm 60,71%. Thu nhập bình quân đầu người đạt 13,5 triệu đồng. Đến nay đã có 100% các thôn trong toàn xã có đường 3m đến trụ sở thôn (Trong đó thôn Bản Máy nằm trung tâm xã, thôn Tả Chải đã có đường bê tông đến trụ sở), hệ thống trường lớp học, trạm y tế, điện lưới Quốc gia được xây dựng đã làm thay đổi cơ bản về bộ mặt trên địa bàn xã Bản Máy về phát triển kinh tế - văn hóa – xã hội.

          4. Dân cư.

          Tính đến nay tòa xã có 448 hộ = 2287 nhân khẩu, với 05 dân tộc gồm: Tày 21,20 %, Nùng 8,48%, Mông 13,39%, Phù Lá 7.81%, La Chí 49,1%.

5. Văn hóa.

Do yếu tố về địa lý nên sự giao lưu về văn hóa truyền thống các dân tộc với các xã bạn diễn ra còn chậm. Song bên cạnh đó nhân dân các dân tộc còn giữ được vốn văn hóa truyền thống như: Thổi khèn Pí Lè của dân tộc Phù Lá, múa khèn, múa gậy tiền của dân tộc Mông, lễ cúng rừng dân tộc La Chí vào ngày 01 tháng 02 Âm lịch hàng năm…

Về di tích lịch sử được xếp hạng cấp tỉnh: Khu mộ cổ Hoàng Vần Thùng, cách trung tâm xã khoảng 800m.

6. Giáo dục.

Tổng số trường học 03 trường:

Trường Mầm Non có 08 lớp = 182 cháu. Trong đó nhóm nhà trẻ có 36 cháu, trẻ 2 tuổi đến trường đạt 24%, trẻ từ 3-5 tuổi đi mẫu giáo đạt 100% KH. Giáo viên có 16 đ/c, trong đó quản lý 02 đ/c, 13 giáo viên giảng dạy, 01 cán bộ y tế học đường. Giáo viên dạy giỏi cấp trường 07 đ/c, cấp huyện 01 đ/c.

Trường Tiểu học có 13 lớp = 243 học sinh. Giáo viên có 23 đ/c, trong đó quản lý có 02 đ/c, giáo viên giảng dạy 20 đ/c, nhân viên 02 đ/c (01 kế toán, 01 thư viện). Độ tuổi đến trường đạt 97,3%.

Trường THCS có 04 lớp  = 116 học sinh. Giáo viên có 13 đ/c, trong đó quản lý 02 đ/c, giáo viên giảng dạy 09 đ/c, nhân viên 02 đ/c (01 thư viện, 01 y tế học đường). Độ tuổi đến trường đạt 99%.

          Địa lý, thủy văn.

Một số địa hình của xã Bản Máy nằm trên đồi dốc và đầu nguồn suối Đỏ, do địa hình phức tạp có độ dôc cao, kết cấu yếu, bị nhiều khe nước chia cắt nên địa bàn xã Bản Máy tương đối phức tạp, thường xảy ra sạt lở đất vào mùa mưa, do đó khí hậu được chia làm hai mùa rõ rệt, mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 10, mùa khô từ tháng 11 đến 4 năm sau. Xã Bản Máy có thôn Bản Pắng thời tiết mắt mẻ nên phù hợp với trồng cây thảo quả và một số cây ăn quả khác.

                                                                                                            Lục Chung

 


Tin khác